Bảng phối màu quần áo: Quy tắc mix màu thời trang cơ bản

Về việc phối màu trong trang phục, thời trang thì đây không chỉ là nghệ thuật, thẩm mĩ mà nó còn mang tính khoa học. Để nắm bắt được tính chất, chức năng, tác dụng của các màu sắc chúng ta phải hiểu được cơ bản về nó để phối hợp với trang phục một cách tốt hơn. Vậy phối màu trong thời trang như thế nào? Bảng phối màu quần áo và nguyên tắc cơ bản trong phối màu trang phục. Cùng RUZA tìm hiểu nguyên tắc cũng như phân tích tính thẩm mĩ của nó để kết hợp với trang phục một cách đầy thẩm mỹ và tinh tế hơn nhé!

1.Quy luật bánh xe màu

Màu sắc là kết quả hiển thị của các loại ánh sáng có bước sóng ngắn dài khác nhau cho ta cảm giác về màu sắc khác nhau. Cũng như việc phối màu, nó sẽ sắp đặt lại các mảng màu sắc từ các chất liệu khác nhau, các chi tiết khác nhau của các loại trang phục.

Bánh xe màu
Bánh xe màu

Còn vấn đề về bảng phối màu trong quần áo thì đây là một bảng màu khá quan trọng trong thiết kế. Trong thiết kế họ thường vận dụng các nguyên tắc phối màu cơ bản nhất để nâng cao giá trị thẩm mĩ trong trang phục, đặc biệt là quy luật bánh xe màu.

Bánh xe màu là một công cụ đắc lực cho việc phối hợp màu sắc trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống như thiết kế nhà ở, thời trang, hội hoa, trang trí…Một bánh xe màu cơ bản sẽ có 12 màu sắc khác nhau: Đầu tiên sẽ là 3 màu cấp I bao gồm: đỏ, vàng và lam, đây là 3 màu mà theo lý thuyết, việc pha trộn chúng với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ tạo ra tất cả các màu còn lại. Phối hợp từng cặp màu cấp I với nhau ta được 3 màu cấp II là lục, cam, tím 6 màu cấp III.

2. Bảng phối màu cơ bản

Vậy bảng phối màu quần áo là gì? Có bao nhiêu bảng màu mà chúng ta cần biết? Trong thiết kế cúng như thời trang, các nhà thiết kế thường vận dụng 2 bảng màu sau đây cùng với nguyên tắc phối màu cơ bản để làm nổi bật lên bộ trang phục:

2.1. Bảng màu cơ bản

Trong lĩnh vực hội họa thì bảng phối màu được chia ra làm 3 màu chính đó là: Đỏ, vàng và xanh

Còn về thời trang, bảng phối màu quần áo, thời trang sẽ được kết hợp nhiều màu với nhau. Đó là khi các loại màu này kết hợp với nhau tạo nên vô số màu sắc khác biệt, với phương pháp pha trộn màu như thế này, chúng ta có 2 cách cơ bản để chia ra bảng màu phối:

  • Trộn màu theo phương cộng: đây là phương pháp pha trộn ánh sáng màu phát ra từ nguồn sáng.
  • Trộn màu theo phương pháp trừ: đây là cách thứ 2 , khá dễ dàng khi đây là phương pháp hòa trộn màu trên bảng vẽ.

2.2. Bảng màu pastel

Có vô số từ ngữ khác nhau để chỉ loại màu pastel này như: phấn màu, màu xanh nhạt của cây cối, chì màu…. Để có thể hiểu và nhận biết một cách dễ dàng về màu Pastel chúng ta có thể tìm hiểu về những gam màu phấn. Sự xuất hiện của những gam màu trên một bộ trang phục nào cũng đem đến cho người đối diện sự dịu dàng bởi vì được sử dụng nhiều màu hồng, vàng hay là xanh lá,…

Bảng màu Pastel có 2 nhóm màu chính là: mát dịu và ấm áp. Cụ thể như hồng, xanh dương, tím lavender, xanh bạc hà đại diện cho gam màu mát dịu. Còn lại những màu như vàng coral, xanh quả bơ đại diện cho sự ấm áp.

Bảng màu pastel
Bảng màu pastel

Để nói về màu sắc, chúng ta không biết diễn tả như thế nào cho đủ, không biết dùng từ ngữ như thể nào để chỉ ra đúng màu sắc của nó. Về màu pastel, chúng ta có khá nhiều từ ngữ để chỉ ra màu sắc này: bảng phấn màu, bảng chì màu, màu xanh nhạt của lá, màu xanh nhạt của mây, hay màu má hồng,…

Để nhận biết một cách chính xác màu Pastel chúng ta có thể tìm hiểu thêm về cách tone màu phấn hay tone màu nhạt. Về việc sử dụng tone màu này trên bất kỳ một bộ trang phục nào cũng đem đến cho người đối diện sự dịu dàng và nhẹ nhàng bởi vì được sử dụng nhiều màu hồng, xanh dương hay là xanh lá,…

3. Bảng phối màu quần áo dành cho nữ

Dưới đây là bảng phối màu quần áo cho nữ đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay bạn có thể tham khảo

3.1. Phối màu nóng và màu lạnh

Đối với bảng phối màu dành cho nữ thì các màu sắc như mang tông màu nón như màu cam, màu vàng hay đỏ,.. tạo cảm giác ấm áp và hiệu ứng thị giác tốt. Một đặc điểm nổi bật của tông màu nóng đó là tạo cảm giác mọi thứ nhỏ hơn về kích thước.

Phối màu nóng lạnh
Phối màu nóng lạnh

3.2. Màu trung tính

Các màu trung tính như: xám, đen, trắng, ghi,… đang được các bạn nữ yêu thích nhất hiện nay. Ưu điểm của gam màu này đó là sự phối đồ vô cùng dễ dàng và tôn lên vóc dáng. Do vậy, trong bảng phối màu quần áo cho nữ thì gam màu trung tính luôn được ưu tiên.

Màu trung tính
Màu trung tính

3.3. Màu sắc tương phản

Màu sắc tương phản là những màu sắc đối lặp nhau, khi đứng cạnh nhau sẽ tạo nên sự nổi bật và thu hút. Trong đó các màu sắc tương phản đặc được sử dụng nhiều nhất đó là màu đỏ – xanh lục, xanh dương – cam hoặc tím – vàng. Tuy nhiên khi phối các màu tương phản sẽ đem đến sự tinh tế dành cho phái nữ nhưng đôi khi lại tạo cảm giác chói lóa vì gam màu quá nổi bật.

3.4. Màu Ombre

Nét đặc biệt của bảng phối màu là độ đậm nhạt và sắc thái màu loang bắt mắt. Khi hòa trộn các màu sắc với nhau chuyển từ đậm sang nhạt tạo sự hài hòa, huyền diệu.

Màu Ombre
Màu Ombre

3.5. Màu đơn sắc

Một màu sắc đơn lẻ dường như không còn quá xa lạ với các nàng. Đây cũng là một sự lựa chọn mang tính an toàn dành cho các nàng. Màu đơn sắc trong trang phục thời trang thường sẽ được lựa chọn với những gam màu trung tính như xanh da trời, tím than hoặc xám. Với những màu đơn sắc bạn cũng có kế hợp các phụ kiện khác như túi, trang sức,… giúp bạn sang trọng hơn.

Màu đơn sắc
Màu đơn sắc

3.6. Màu vô sắc

Gam màu vô sắc có 2 màu cơ bản trắng và đen, phong các thời trang của gam màu này thích hợp dành cho những công nàng đơn giản, nhẹ nhàng. Để phối gam màu này một cách hài hòa và bắt mắt nhất thì bạn cần phối thêm các phụ kiện đi kèm để tao thêm sự chú ý.

Màu vô sắc
Màu vô sắc

4. Nguyên tắc phối màu cơ bản

Cũng như các bố cục, font chữ đều sẽ có một nguyên tắc riêng và màu sắc cũng thế, cũng có những nguyên tắc gần như bắt buộc phải biết khi thiết kế thời trang. Vậy đó là những nguyên tắc?

4.1. Phối màu đơn sắc – Monochromatic

Bảng phối màu quần áo được chia ra làm nhiều loại, đầu tiên có thể kể đến chính là phối màu đơn sắc. Đây là các phối màu chỉ sử dụng một màu sắc làm chủ đạo. Nếu nhìn nó nhạt nhẽo và thiếu thẩm mỹ, bạn có thể sử dụng nhiều sắc độ khác nhau của màu đó để phối hợp chúng với nhau tạo nên sự khác biệt. Cách phối màu này không cầu kỳ và phức tạp, đây là cách phối giúp người đối diện cảm thấy dễ chịu và thu hút.

4.2. Phối màu tương đồng – Analogous

Đây là một cách phối màu liên quan đến bánh xe màu, một trong ba màu nằm liền kề nhau trong bảng bánh xe màu được gọi là màu tương đồng. Với cách phối màu này thì bộ trang phục của bạn sẽ trở nên khá nhã nhặn, thu hút và bắt mắt hơn.

Phối màu tương đồng
Phối màu tương đồng

4.3. Phối màu bổ túc trực tiếp – Complementary

Một trong những bảng phối màu quần áo thì phối màu bổ túc trực tiếp là bảng phối khá cầu kỳ và phức tạp. Đây là kiểu phối chọn những màu đối diện nhau trên vòng tròn của bánh xe màu sắc để kết hợp lại với nhau. Với cách phối đồ như thế này nó sẽ giúp bạn trở nên tràn đầy năng lượng và luôn tích cực, năng động hơn. Ngoài ra sự kết hợp giữa các màu này sẽ giúp bạn tạo được điểm nhấn, ấn tượng trong cách phối đồ của chính mình.

4.4. Phối màu bổ túc bộ ba – Triadic

Đây là cách phối màu tạo nên sự cân bằng trong cách phối trên cùng một bộ trang phục. Đặt 3 màu nằm trong 3 góc nhọn của một tam giác đều và 3 màu nằm 3 vị trí khác nhau nhưng chúng kết hợp với nhau tạo thành một bảng phối khá bắt mắt. Khi ba màu này kết hợp lại với nhau thì đôi khi bạn sẽ cảm thấy nó khá đơn điệu, không an toàn và tình trạng gặp nhiều là thiếu sáng.

Phối màu bổ túc bộ ba
Phối màu bổ túc bộ ba

4.5. Phối màu bổ túc xen kẽ – (Split-complementary)

Nếu bạn là người thích sự chú ý hay để lại ấn tượng trong các buổi biểu diễn hay bữa tiệc thì cách phối màu xen kẽ sẽ là sự lựa chọn khá là hoàn hảo dành cho bạn. Với cách phối màu này bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ 4 để hòa trộn chúng, màu này phải cần được đối xứng với hai màu còn lại trong cách chọn màu của mình. Nhiều nhà thiết kế đã chọn cách phối màu này và đã tìm ra được nhiều cặp màu lạ dành cho riêng mình.

Phối màu bổ túc xen kẽ
Phối màu bổ túc xen kẽ

4.6. Phối màu bổ túc bộ bốn – Rectangular Tetradic hay Compound Complementary

Đây có thể nói là bảng phối màu phức tạp nhất, đòi hỏi các nhà thiết kế phải bỏ ra nhiều thời gian để tìm và lựa chọn. Nhưng đổi lại khi bạn đã tìm và chọn được thì đây có thể tạo ra một bộ màu mang hướng mới mẻ, hiện đại. Để có thể tiết kiệm thời gian thì bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu đỏ nóng.

Phối màu bổ túc bộ bốn
Phối màu bổ túc bộ bốn

Theo xu hướng thời trang hiện nay bảng phối màu quần áo luôn được mọi người quan tâm. Họ muốn tô điểm bởi các màu sắc giúp làm nổi bật bộ trang phục của chính mình. Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết được nguyên tắc phối đồ cũng như cách phối màu trong bộ trang phục rồi đúng không. RUZA Chúc bạn sẽ phối được cho mình những bộ trang phục phù hợp và thu hút những người xung quanh nhé.

>> Xem thêm bài viết liên quan: Màu be (Beige) là màu gì? Cách Mix & Match màu be đẹp

Theo dõi RUZA qua các kênh tại đây:

Facebook:  https://www.facebook.com/ruza.vn

Instagram:  https://www.instagram.com/ruza.vn/

Tiktok:  https://www.tiktok.com/@ruza.vn

5/5 (3 đánh giá)