Local brand là gì? Tìm hiểu những điều thú vị về local brand

Trong nhiều năm gần đây, Local Brand xuất hiện khá nhiều với giới trẻ, nó không chỉ mang một làn sóng mới mà nó còn là một xu hướng thời trang hot. Vậy Local Brand là gì mà đặc biệt đến vậy, cùng RUZA tìm hiểu nhé!

Local Brand là gì?
Local Brand là gì?

1. Local Brand là gì?

Trong tiếng anh Local nghĩa là địa phương, Brand là thương hiệu. Local Brand nó có nghĩa là thương hiệu địa phương và thường được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, Local Brand đang được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang để chỉ các thương hiệu thời trang nội địa tại một khu vực nhất định. Các thương hiệu Local Brand hàng đầu của Việt Nam đang tạo ra những sản phẩm thời trang được ưa chuộng và mở rộng phân phối tại khắp cả nước.

Tuy nhiên, Local Brand không giống như các cửa hàng quần áo thông thường là chỉ nhập các sản phẩm quần áo, giày dép, phụ kiện về bán lại. Local Brand là thương hiệu tự sản xuất từ khâu thiết kế đến sản xuất và phân phối sản phẩm của riêng mình. Các sản phẩm của Local Brand thường có những đặc trưng riêng của mỗi thương hiệu, đó cũng là điểm thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.

Nếu bạn mới biết đến Local Brand, có thể sẽ gặp nhiều thuật ngữ mới. Một số thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong ngành Local Brand như sau:

  • T-Shirt Local Brand: Là các chiếc áo thun được thiết kế, sản xuất và phân phối bởi các thương hiệu nội địa.
  • Uncover Local Brand: Là dòng sản phẩm có chỗ đứng vững chắc nhất của Local Brand, với thiết kế nhiều màu sắc, năng động, tươi vui và truyền tải các thông điệp tích cực. Uncover có nhiều dòng sản phẩm đa dạng như Tee, Hoodie, Sweater, Backpack, Cardigan,…
  • Dân Local Brand: Là những người yêu thích và mặc toàn đồ của Local Brand.

Nói chung, Local Brand đang là xu hướng được yêu thích tại Việt Nam và nó cũng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa thời trang đương đại của đất nước.

2. Lịch sử hình thành của local brand

Lịch sử hình thành của Local Brand khá là khó khăn, nó phải trải qua một quá trình khá lâu tầm 10 năm trước, các thương hiệu Local Brand vô cùng khan hiếm, thậm chí chỉ là con số không vì đa số mọi người chưa quan tâm đến xu hướng như bây giờ. Họ sợ về giá cả, mẫu mã, chất liệu của sản phẩm và điều họ quan tâm nhất chính là chất lượng.

Lịch sử hình thành của Local Brand
Lịch sử hình thành của Local Brand

Nhưng từ những năm 2016 – 2018 thì các Local Brand đã xuất hiện rải rác và dần dần trở thành xu hướng được theo đuổi nhiều nhất cho đến nay. Đây cũng chính là mốc thời gian đánh dấu lịch sử của Local Brand ở Việt Nam.

Và những năm gần đây, để bắt kịp xu hướng, các Local Brand đã ra đời rất nhiều có mặt khắp nơi thậm chí là nước ngoài. Điều đó đã cho chúng ta thấy, Việt Nam cũng khá phát triển về mặc thời trang với lối phát triển lành mạnh vươn lên qua nhiều phong cách cũng như gu ăn mặt thời trang và sành điệu do chính tay nhà thiết kế người Việt lấy cảm hứng và làm ra.

3. Vì sao các sản phẩm của Local Brand lại được ưa thích và thịnh hành

Các sản phẩm của Local Brand được ưa chuộng và thịnh hành vì nhiều lý do. Dưới đây là một số lý do chính:

Lý do Local Brand được ưa thích và thịnh hành
Lý do Local Brand được ưa thích và thịnh hành

3.1. Đa dạng về kiểu dáng

Local Brand là gì mà lại được ưa thích đến vậy, khi nhắc đến nó người ta sẽ nghĩ đến sự đa dạng và thời thượng. Từ áo đến quần hay các phụ kiện giày dép, nón mũ đều được tạo ra từ những người trẻ tuổi nên kiểu dáng của nó không giới hạn.

3.2. Hàng hiệu có giá thành hợp lý

Ngoài đa dạng về kiểu dáng, thì giá cả của Local Brand cũng khá hợp lý dành cho một sản phẩm thương hiệu. Mức giá trung bình của các sản phẩm Local Brand từ 300.000 đến 1.000.000 đồng. Với giá cả như vậy, để cạnh tranh với các thời trang khác, Local Brand thường sẽ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, từ khâu thiết kế, sản xuất đến phân phối để đảm bảo được một sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng.

3.3. Trải nghiệm trực tiếp sản phẩm

Đây là một chính sách khá hay khi Local Brand áp dụng và đã trở thành lựa chọn hàng đầu thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Chính là bạn có thể order hoặc đến chính của hàng, nơi phân phối để trải nghiệm sản phẩm một cách trực tiếp.

4. Phân loại Local Brand

Các local brand được phân loại theo các yếu tố sau:

Phân loại local brand
Phân loại local brand

4.1. Local brand khu vực

Với khía cạnh về khu vực, địa lý khoảng cách, bạn có thể phân chia Local Brand theo tỉnh thành riêng biệt như:

  • Local Brand Sài Gòn
  • Local Brand Hà Nội
  • Local Brand Vũng Tàu
  • Local Brand Bắc Ninh
  • Local Brand Đà Nẵng
  • Local Brand Hải Phòng
  • Local Brand Khánh Hòa
  • Local Brand Quảng Ninh
  • Local Brand Nam Định
  • Local Brand Hải Dương,…

4.2. Local brand các dòng sản phẩm

Có bao nhiêu loại sản phẩm thời trang, Local Brand sẽ có bấy nhiêu sản phẩm từ quần áo, giày dép,… Một số loại Local Brand như:

  • Local Brand áo thun
  • Local Brand áo khoác
  • Local Brand áo Hoodie
  • Local Brand váy công sở
  • Local Brand phụ kiện thời trang
  • Local Brand giày dép
  • Local Brand áo sơ mi
  • Local Brand balo
  • Local Brand đồ street style
  • Local Brand quần áo nữ
  • Local Brand quần áo nam…

4.3. Local brand theo giá

Đánh giá theo giá tiền của sản phẩm ta có thể phân loại dựa theo độ cao cấp hay bình dân.

  • Local Brand giá rẻ: Các Local Brand giá rẻ dưới 200k, Local Brand giá rẻ dưới 500K,…
  • Local Brand cao cấp: Thể hiện chất riêng và có một “tín đồ” fan đông đảo, ưa thích

5. Một số thuật ngữ về Local Brand

Dưới đây là một số thuật ngữ local brand bạn có thể tham khảo

Các thuật ngữ local brand khi mua hàng

  • Street style: là những phong cách thời trang được bắt gặp trên đường phố. Street Style không là một loại trang phục cụ thể và tất cả những phong cách bạn thấy, nếu lượn xuống một khu downtown nào đó, từ style công sở, làm việc, hay những styles khác.
  • Streetwear: ra đời và bùng nổ mạnh vào năm 1980 – 1990 khi âm nhạc hiphop trở trành trào lưu, được gọi là phong cách thời trang đô thị. Những chiếc áo khoác form rộng, áo hoodie, quần denim dáng thụng, giày sneakers, phụ kiện ấn tượng,… là các món đồ cần có của những người chuộng cách mặc này.
  • Outfit: là cách gọi cho một bộ trang phục hoàn chỉnh. Outfit tương đối khó định nghĩa 1 cách hoàn toàn chính xác. Nhìn chung, đây là sự hài hòa về tổng thể bộ trang phục bạn mặc khi kết hợp đầy đủ bao gồm rất nhiều những thành phần và phụ kiện đi kèm như: quần áo, giày dẹp, trang sức, phụ kiện…
  • Items: Tuỳ ngữ cảnh sẽ c óiịnh nghĩa khác nhau. Đối với thời trang, items dùng để chị một món đồ riêng lẻ như quần, áo, phụ kiện,…
  • Mix-match: là cách phối đồ, sự kết hợp của các items quần áo, trang phục, phụ kiện, màu sắc với nhau để tạo ra một tổng thể đẹp hơn theo nggười mặt.
  • Release: là ra mắt sản phẩm mới trên thị trường.
  • Retailer: là nhà bán lẻ/nhà phân phối/đại lý chính thức.
  • Retail = Price: là giá phát hành chính thức.
  • Pre-order: là hoạt động đặt hàng trước khi mở bán sản phẩm.
  • Out of stock: Kho tạm hết hàng.
  • In stock: là hàng có sẵn trong kho, nếu đối với những sản phẩm tạm hết hàng thì có thể được hiểu hàng đã về lại kho.
  • Sold out: Cháy hàng (đã hết), từ được sử dụng trong một đợt bán với lượng hàng hóa có hạn và không restock
  • Deal: Sự thỏa thuận về mức giá, được dùng để mô tả những món đồ đẹp, tốt và chất lượng.
  • Steal: Các sản phẩm chất lượng, thiết kế bắt mắt, giá cả hợp lý.
  • Sale: tuỳ vào ngữ cảnh và các từ đi kèm sẽ có nghĩa khác nhau. Nhưng thông dụng sale có nghĩa là những chương trình hạ giá, khuyến mãi nhằm kích cầu mua sắm.
  • Samples: Phiên bản mẫu thử, hàng dùng thử. Có thể sẽ bán hoặc không bày bán.
  • Flaws: là các lỗi nhỏ của mặt hàng như dư keo, chỉ thừa, chưa chuẩn ở một vài chi tiết.
  • Cond: là huật ngữ trong local brand chỉ về tình trạng hàng dựa trên thang điểm 10.
  • DS (deadstock): là hàng hóa còn mới, chưa được sử dụng, đi cùng với toàn bộ phụ kiện.
  • PADS (pass as Deadstock): là chỉ tình trạng sản phẩm mới được dùng qua 1 lần, có phụ kiện đầy đủ.
  • VNDS (very near Deadstock): là chỉ tình trạng sản phẩm được sử dụng trong thời gian ngắn, còn mới và có trọn bộ phụ kiện.
  • NDS (near Deadstock): Hiểu giống VNDS, đã qua sử dụng nhưng nếu làm sạch lại có thể xem là VNDS.
  • NWT (new with Tag): là chỉ tình trạng sản phẩm mới kèm tag, phụ kiện, có thể có hoặc không có hộp.
  • CIH (cash in hand): Số tiền đang có trong tay, khoản chi phí để mua đồ.
  • NIB (new in box): là chỉ tình trạng sản phẩm mới hoàn toàn, đầy đủ phụ kiện kèm tag.
  • NFS (not for sale/sample not for sale): là sản phẩm không bán, đó có thể là một mẫu thử, hàng tặng kèm hoặc hàng khuyến mãi.
  • LE (limited edition): là sản phẩm thiết kế số lượng có hạn, được bày bán ở những nơi bán lẻ cụ thể. Đặc điểm được nhiều bạn trẻ yêu thích limited edition là không restock, nên sản phẩm rất hiếm tiềm thấy sự trùng lặp với người khác.
  • Testing Water: Khi người bán muốn xem liệu giá được cấp có đúng với giá mà họ mong muốn.
  • Hype: thuật ngữ dùng để ám chỉ giá bán sản phẩm bị thổi phồng lên vì nhiều lý do tác động. Hoặc lời tâng bốc về một sản phẩm, nhãn hiệu nào đó.
  • Seller: dùng để chỉ người bán.
  • Buyer: dùng để chỉ người mua.
  • Heat: Có nghĩa là sức nóng. Dùng để hình dung những thiết kế đẹp, lạ, hạn chế về số. Thường là những đôi giày lạ và hiếm.
  • Scam: Sự lừa đảo – một từ thường gặp ở các hội nhóm local brand.
  • Camper: Người săn hàng, hiện tại có cả Camp online – là những người sẵn sàng chờ đợi để mua hàng.
  • Reseller: Người mua các phiên bản giày giới hạn về số lượng, sau đó bán lại với giá đắt hơn.
  • Legit: Độ uy tín của người bán trong giới Resellers.
  • Legit Check: Check uy tín của người bán hay hàng hóa được bán có đáng tin cậy không.
  • Price Check: Kiểm tra và định giá sản phẩm, tránh mua phải với giá cao hơn bình thường.
  • Lowball: Chỉ sự trả giá không hợp lý, ở mức thấp.
  • Cop: Mua
  • Drop/Pass: Không mua/cho qua.
  • Trade: Thay vì dùng tiền mua sẽ trao đổi với nhau thông qua hàng hoá đang có.
  • BID: Đấu giá tốt nhất, cả 2 bên mua và bán đều đồng ý.
  • H/O/: Thuật ngữ trong local brand lúc đấu giá và được trả giá cao nhất.
  • S.O/H.O (Starting Offer/Highest Offer): Giá ban đầu/đấu giá cao nhất.

Các thuật ngữ local brand về trang phục

  • Tag: Mác quần áo, được in lên hàng hóa để nhận diện thương hiệu sản xuất. Đồng thời hiển thị thông tin, thành phần, chất liệu và cách bảo quản sản phẩm.
  • Free Size: Hay thường được gọi là oversized nghĩa là một kích thước chung, nó hợp với hầu hết người mặc. Loại trang phục này thường rộng và có khả năng co giãn nhất định đem lại sự thoải mái, nhưng nó không hợp với những ai có chiều cao khiêm tốn.
  • Unisex: là thuật ngữ trong Local Brand để chỉ các loại quần áo phi giới tính, nam nữ đều mặc được. Mục đích là tạo ra tính tương đồng và sự cân bằng trong giới tính.
  • Jogger pants: Chỉ những chiếc quần kiểu dáng thể thao. Được sản xuất từ vải nỉ, kaki hoặc thun,… và có phần ống bị bó lại tại ống quần. 
  • Hoodie: Mẫu áo được làm bằng len, nỉ bông, thun,… Vùng tay áo có thể dài hoặc ngắn, điểm chung là đều có mũ ở phía sau.
  • Sweater: Tên gọi khác là Sweatshirt – là mẫu áo cổ tròn, không có cúc áo. Được làm bởi chất liệu nỉ, thun hoặc len, còn phần gấu áo và gấu tay áo được chun bo lại cho cảm giác mặc chỉnh chu. Nhưng bất tiện ở chỗ muốn mặc phải chui đầu vào rất khó khăn.
  • Jacket: ban đầu có tên là Jaquette, có nguồn gốc từ tiếng Pháp, dùng để chỉ các thiết kế áo khoác. 
  • Polo: Hay còn gọi là áo phông. Mẫu áo này được thiết kế dạng có cổ, hầu hết là từ vải thun.
  • Cargo pants: Miêu tả những chiếc quần có thiết kế với nhiều túi xung quanh, được biết đến là quần túi hộp.
  • Track Pants: Là thuật ngữ trong Local Brand khi đề cập đến quần vải ống suông có sọc 2 bên, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc trong lúc hoạt động.
  • Sweatpants: Hiểu đơn giản là quần nỉ bo gấu, có ứng dụng rất tốt khi mặc ở nhà hay tham gia thể thao.
  • Skinny: Nghĩa là gầy, từ để nhắc đến các mẫu quần áo dạng nhỏ, ôm sát vào thân thể và có độ đàn hồi tốt.
  • Flannel: Một loại vải nỉ mỏng hoặc vải dạ mỏng, khá nhiều người nhầm nó là từ để chỉ áo sơ mi kẻ sọc hoặc có họa tiết caro.
  • Lookbook: là một bộ sưu tập hình ảnh hoặc video thời trang được thiết kế dựa theo concept của sản phẩm, có màu sắc, bố cục sáng tạo – giúp truyền tải những giá trị đặc trưng của thương hiệu.

6. Một số Local Brand cho nữ tiêu biểu ở Việt Nam

Nhìn chung Local Brand Việt Nam ngày nay khá nổi tiếng và phong phú đa dạng về mẫu mã, sản phẩm, chất liệu thiết kế, in ấn,… Hơn 50 thương hiệu thì đây là những thương hiệu dành cho nữ nổi tiếng và được nhiều người sử dụng nhất.

  1. RUZAThời trang công sở nữ cao cấp
  2. The 19 Club – Nhà Của Những Nàng Thơ
  3. Libe – Local Brand Nữ Có Tính Ứng Dụng Cao.
  4. Dottie – Sự Cuốn Hút Được Thể Hiện Đến Từ Mỗi Items.
  5. Veo’s by Khanh – Brand Của Sự Nữ Tính Và Thanh Lịch.
  6. Nubieye – Gợi Cảm Với Những Thiết Kế Thủ Công Cao Cấp.
  7. Ceci Cela – Hơi Hướm Phong Cách Pháp.
Một số thương hiệu local brand nam và nữ ở Việt Nam
Một số thương hiệu local brand nam và nữ ở Việt Nam

7. Một số Local Brand cho nam tiêu biểu ở Việt Nam

Thời trang luôn luôn thay đổi, đặc biệt với xu thế phát triển nhanh chóng như hiện nay. Sự xuất hiện của các hãng local brand Việt Nam cũng như ý nghĩa Local Brand là gì trên thị trường đang trở thành chủ đề hot trong giới trẻ đặt biệt là nam giới. Trong đó, nổi bật nhất là các Local Brand dành cho nam như:

  1. Coolmate – Local brand Việt Nam.
  2. 5TheWay – Local brand Việt Nam.
  3. BAD HABITS – các local brand Việt Nam giá rẻ
  4. DEGREY – các local brand Việt Nam.
  5. ClownZ – Local brand Việt Nam.
  6. Ssstutter – Các local brand Việt Nam.
  7. Freakers – Local brand Việt Nam.

Tóm lại, local brand là những thương hiệu được tạo ra và phát triển từ các địa phương cụ thể. Các sản phẩm của local brand thường mang lại giá trị độc đáo và khác biệt, từ đó thu hút được sự quan tâm và tín nhiệm của khách hàng. Điều này đã giúp các doanh nghiệp local brand tạo dựng được danh tiếng vững chắc trong cộng đồng, từ đó mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh. Vì vậy, local brand đang trở thành xu hướng quan trọng trong ngành marketing và quản lý thương hiệu, đặc biệt là trong thời đại mà sự tiếp cận địa phương và nhận diện thương hiệu địa phương ngày càng được ưa chuộng và được khách hàng đánh giá cao.

> Xem thêm bài viết liên quan:

Thời trang là gì? Xu hướng thời trang HOT nhất 2023

5/5 (6 đánh giá)