Bánh Xe Màu Sắc Và Cách Ứng Dụng Trong Phối Đồ Theo Bánh Xe Màu

Tại sao trong thiết kế, bánh xe này lại được khá nhiều nhà thiết kế sử dụng. Để hiểu rõ hơn về nó cũng như cách ứng dụng phối đồ với bánh xe này, chúng ta cùng nhau RUZA tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bánh xem màu sắc

1. Bánh xe màu sắc là gì?

Bánh xe màu sắc hay được gọi là Color Circle hay Colour Wheel. Đây là một bảng màu sắc được nhà khoa học nổi tiếng Issac Newton ra mắt năm 1666 dựa trên nguyên tắc, cấu trúc màu sắc cầu vồng. Ông phát hiện ánh sáng không đơn thuần là màu trắng mà nó còn có sự kết hợp của 12 màu sắc cầu vồng chủ đạo. Mỗi màu sẽ được xếp vào mỗi ô khác nhau theo hình nan quạt và được đặt theo cấp độ màu là từ đậm đến nhạt theo tâm vòng tròn.

Ngoài ra bánh xe màu sắc  cho ta thấy được mối quan hệ rõ ràng giữa các màu thông qua các màu cấp cơ bản hay còn gọi là màu cấp 1, màu cấp 2 và màu cấp 3.

Cấu tạo của bánh xe màu sắc

2. Cấu tạo của bánh xe màu sắc

Cấu tạo của bánh xe màu sẽ chia ra làm 3: màu cơ bản (màu cấp 1), 3 màu cấp 2 và màu cấp 3.

2.1. Màu cơ bản (màu cấp 1)

Đây là bảng màu bao gồm các màu chủ đạo hình thành nền màu sắc nhân loại là đỏ, vàng, xanh. Các màu này được kết hợp với nhau theo tỷ lệ nhất định để tạo ra một sắc màu cụ thể. Ngoài ra đây còn là 3 gam màu nổi bật nhất trong tất cả các màu sắc, chúng ta chỉ có thể kết hợp cùng màu khác chứ khó kết hợp chúng lại với nhau.

Màu sắc cấp 1

2.2. Màu cấp 2

Nói về màu cấp 2, bao gồm các tone màu như Cam, Xanh lá và Tím, chúng là những tone màu thuộc nhóm màu cấp 2. Nhóm màu cấp 2 được tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản (màu cấp 1) bất kì  lại với nhau với đúng tỷ lệ: cam pha từ đỏ và vàng, tím từ xanh dương và đỏ, xanh lá từ xanh dương và vàng. Bởi vì là sự pha trộn màu sắc nên màu cấp 2 có xu hướng nhẹ nhàng hơn các màu cơ bản.

Màu sắc cấp 2

2.3. Màu cấp 3

Nói về màu cấp 3 trong bánh xe màu sắc thì có tất cả 6 màu đó là: cam vàng, cam đỏ, tím đỏ, tím lam, lục vàng, lục lam. Để có được màu cấp 3 người ta người ta sẽ trộn một màu cấp 1 và một màu cấp 2 với tỷ lệ bằng nhau. Cách pha màu này sẽ mang được thiên hướng nhẹ nhàng hơn so với các cấp còn lại.

Màu sắc cấp 3

3. Cách phối đồ theo bánh xe màu sắc

Phối đồ theo bánh xe màu sắc là một cách để tạo ra một bộ trang phục có màu sắc hài hòa và cân đối. Bánh xe màu sắc là một biểu đồ vòng tròn chứa tất cả các màu sắc chính và màu sắc phụ của chúng. Dưới đây là một số cách để phối đồ theo bánh xe màu sắc

3.1. Phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc không chỉ đơn giản là mặc một màu duy nhất. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp pha trộn các sắc thái đậm nhạt của từng màu để tạo ra một bộ trang phục phối màu độc đáo. Ví dụ, màu trắng, đỏ gạch và đỏ sẫm có thể được phối lại với nhau để tạo ra một sự kết hợp màu vòng tròn đơn sắc, tinh tế và không gây nhàm chán. Đây là một cách phối màu đơn giản nhưng rất hiệu quả trong thời trang.

Phối màu đơn sắc

3.2. Phối màu đơn sắc

Phối màu tương phản là một trong những cách phối màu được sử dụng rất phổ biến trong thời trang và trang trí nội thất. Cách phối màu này sử dụng hai màu đối lập nhau trên bánh xe màu, chẳng hạn như xanh lá cây và đỏ, vàng và tím, hay xanh da trời và cam. Những cặp màu đối lập này tạo ra sự tương phản mạnh mẽ giữa các màu sắc và giúp tạo ra điểm nhấn ấn tượng cho trang phục hoặc không gian trang trí.

Phối màu tương phản

Tuy nhiên, để sử dụng cách phối màu tương phản một cách hiệu quả, bạn nên chú ý đến việc chọn màu chủ đạo và màu phụ. Màu chủ đạo là màu sẽ được sử dụng nhiều hơn và màu phụ sẽ được sử dụng để tạo nên các điểm nhấn. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng các màu sáng nhạt và mờ, vì chúng có thể làm giảm tính tương phản giữa các màu sắc và khiến cả bộ phối màu trông nhạt nhẽo.

3.3. Phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng là một phương pháp phối màu sử dụng ba sắc màu liền kề nhau trên bánh xe màu sắc. Đây là cách phối màu được gọi là “analogous” vì các màu này có xuất phát từ cùng một màu cấp độ 1. Ví dụ, tím, tím than và xanh dương cùng có xuất phát điểm từ màu xanh hoặc vàng, trong khi xanh lá mạ và xanh lá cây cùng có tông màu vàng.

Mặc dù phối màu tương đồng sử dụng nhiều màu sắc, nhưng vẫn tạo ra một hiệu ứng tinh tế và hấp dẫn cho bộ trang phục. Các màu sắc được sử dụng trong phương pháp này đều nằm gần nhau trên bánh xe màu, do đó không gây rối mắt cho người nhìn.

Phối màu tương đồng

Tương tự như phương pháp phối màu tương phản, để áp dụng phương pháp phối màu tương đồng, bạn nên chọn một màu chủ đạo và sử dụng các màu khác để tương tác với màu chủ đạo. Ngoài ra, để tạo điểm nhấn cho trang phục, bạn có thể sử dụng một tông màu thứ tư trên phụ kiện như túi xách, giày dép hoặc mũ nón.

3.4. Phối màu bổ túc bộ ba

Phối màu bổ túc bộ ba là phương pháp kết hợp ba màu từ bánh xe màu để tạo ra một sự kết hợp độc đáo. Ba màu được chọn tạo thành một tam giác đều trên bánh xe màu. Ví dụ như: đỏ-vàng-xanh, tím-lục-vàng.

Phương pháp này mang lại sự đồng nhất và cân bằng cho bộ trang phục. Sự kết hợp của ba màu sắc khác nhau cùng đóng góp vào sự hoàn hảo của phối màu. Tuy nhiên, phối màu này có thể thiếu sự sáng tạo và đôi khi khá đơn điệu. Bạn có thể tạo điểm nhấn cho bộ trang phục bằng cách sử dụng phụ kiện như kính, mũ hay đồng hồ, tạo sự phong phú và thêm tính cá nhân cho bộ trang phục của bạn.

Phối màu bổ túc bộ ba

3.5. Phối màu bổ túc bộ bốn

Phối màu bổ túc bộ bốn là một phương pháp phối màu phức tạp hơn các phương pháp khác. Đây là sự kết hợp của hai cặp màu đối lập nhau, tạo thành một hình vuông hay một hình chữ nhật.

Mặc dù hai cặp màu này trái ngược nhau, nhưng chúng lại bổ sung cho nhau và tạo nên sự pha trộn khác biệt đáng chú ý. Tuy nhiên, việc phối màu cho phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Để đạt được kết quả tốt, bạn cần chú ý tạo cân bằng giữa hai gam màu lạnh (xanh, tím) và màu nóng (đỏ, vàng hoặc cam) trong phối màu của trang phục.

Phối màu bổ túc bộ bốn

3.4. Phối màu bổ sung xen kẽ

Phối màu bổ sung xen kẽ là một phương pháp phối màu sắc tuyệt vời để tạo ra một outfit ấn tượng. Đây cũng là một dạng phối màu bổ túc bộ ba, với sự kết hợp của 3 màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu, tạo thành một hình tam giác cân.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ 4, nhưng màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân. Vì sự linh hoạt trong việc lựa chọn màu sắc, phương pháp phối màu này thường được sử dụng để tạo ra những bộ trang phục độc đáo và mới mẻ.

Phối màu bổ sung xen kẽ

Phối quần áo theo bánh xe màu sắc là một phương pháp được sử dụng khá nhiều trong ngành thời trang để tạo ra một trang phục có màu sắc hài hòa và đa dạng.Tuy nhiên, khi phối quần áo theo bánh xe màu sắc này, bạn cần chú ý  việc sử dụng các màu sắc một cách hợp lý và phối hợp chúng một cách hài hòa để tạo ra một trang phục đẹp mắt và thu hút sự chú ý nhé!

> Xem thêm bài viết liên quan:

  1. Bảng phối màu quần áo: Quy tắc mix màu thời trang cơ bản
  2. Màu pastel là gì? Tổng hợp các màu pastel xinh xắn, nhẹ nhàng
5/5 (1 đánh giá)

SẢN PHẨM BẠN CÓ THỂ THÍCH

BEST SELLER
+
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm Xem nhanh
+
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm Xem nhanh
+
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm Xem nhanh
-70%
+
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm Xem nhanh

Áo Sơ Mi Tay Ngắn – Kiểu – AN 22 68

Giá gốc là: 435.000₫.Giá hiện tại là: 130.500₫.

(Đã bán 114)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *